Trẻ sơ sinh có vết đỏ sau gáy là bệnh gì, có sao không?

Trẻ sơ sinh có vết đỏ sau gáy là bệnh gì, có sao không?

Có đến 59% trẻ sơ sinh có vết đỏ sau gáy. Hơn 30% xuất hiện ở trẻ bị sinh non và có cân nặng dưới 1,8kg. Vậy loại bớt này có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu trong bài viết này nhé!

NỘI DUNG CHÍNH

Vết bớt đỏ sau gáy trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Ở bài viết Bớt sắc tố: Tất tần tật điều nên biết chúng tôi đã nói về các loại bớt sắc tố thường gặp. Trong đó, bớt xanh Mông Cổ, bớt rượu vang, bớt dạng u máu, bớt cá hồi là những loại bớt thường gặp ở trẻ sơ sinh nhất. Các loại bớt này có các triệu chứng khá giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, việc xác định đúng loại bệnh rất quan trọng, nó giúp việc chăm sóc và điều trị bệnh cho bé được tốt và hiệu quả hơn.

Bớt đỏ sau gáy trẻ sơ sinh được xác định là bớt dạng u máu (hay còn gọi là u máu). Bớt có màu đỏ, đỏ tím và một số ít trường hợp có màu phớt xanh. Không chỉ xuất hiện ở sau gáy, bớt dạng u máu còn xuất hiện mặt, cổ, mông, đùi… trẻ sơ sinh.

trẻ sơ sinh có vết đỏ sau gáy 1

U máu được phân chia thành 3 loại như sau:

  • U máu trong da: xuất hiện như một vết son hoặc một mảng màu đỏ tươi nổi hờ trên da, khi ấn xuống không bị mất màu;
  • U máu dưới da: là một vùng nổi gờ có màu sắc đỏ nhạt, nằm ở dưới của da bình thường hoặc da có màu xanh nhợt. Một số ít trường hợp u có thể lan rộng và xâm lấn mô dưới da và làm biến dạng cơ thể;
  • U máu hỗn hợp: là loại phổ biến, chiếm 75% trường hợp, mang đặc điểm của 2 loại trên, có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc nhiều u.

Theo thống kê, tỷ lệ bé gái mắc bệnh u máu cao hơn gấp 3 – 5 lần so với bé trai. Trong đó, trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân hoặc sinh đôi sẽ có nguy cơ bị u máu cao hơn so với những đứa trẻ khác.

Nguyên nhân của bớt đỏ sau gáy trẻ sơ sinh

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra các loại bớt sắc tố vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Đối với bớt dạng u máu, một số giả thuyết được đặt ra về nguyên nhân gây bệnh như sau:

  • Do di tích của trung bì phôi thai;
  • Nhiễm virus gây u nhú trên người (do mẹ nhiễm HPV lúc mang thai và sinh con);
  • Do nồng độ của 17-Beta Estradiol cao trong trẻ;
  • Heparin gây kích thích tế bào sợi và tế bào nội mạch tăng;

Tuy nguyên nhân không được xác định rõ ràng nhưng có thể chắc chắn một điều rằng: Đây không phải là bệnh di truyền, cũng không liên quan đến bệnh tật, thuốc men hay thức ăn của mẹ trong lúc mang thai.

trẻ sơ sinh có vết đỏ sau gáy 3

Vết đỏ sau gáy trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Hầu hết các vết bớt bẩm sinh đều là bớt lành tính, và u máu cũng vậy. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp hi hữu có thể gây nguy hiểm.

Đối với vết bớt đỏ sau gáy ở trẻ sơ sinh thì có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào cấp độ của bệnh. Cụ thể:

  • Ở cấp độ nhẹ: là những bớt phẳng có màu đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh, không gây ra nguy hiểm cho trẻ;
  • Ở cấp độ trung bình: Bớt từ dạng phẳng phát triển thành các khối u thật sự, gồ lên hoặc đội da lên thành một khối có hình dạng, kích thước rõ ràng. Màu sắc ban đầu vẫn được giữ nguyên. Lúc này vẫn là u lành tính, không gây nguy hiểm và không đáng lo ngại.
  • Ở cấp độ nặng: Hình ảnh bớt giống như ở cấp độ trung bình nhưng đi kèm với đó là các biến chứng khác như u bị vỡ ra, chảy máu, loét… Lúc này u máu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Cách điều trị vết đỏ sau gáy của trẻ sơ sinh

Bớt đỏ đa số là u lành tính, vì vậy không cần điều trị đặc biệt thì chúng cũng sẽ tự teo và biến mất. Thông thường chúng sẽ trải qua các giai đoạn sau đây:

  • Tăng kích thước gấp đôi: diễn ra từ 3 – 10 tháng tùy vào từng loại u máu;
  • Ổn định kích thước: kéo dài đến tháng thứ 18 – 20;
  • Thoái triển: khoảng 80% trường hợp xảy ra dưới 6 tuổi, màu bớt nhạt dần, u máu xẹp bớt;
  • Dần biến mất: từ 12 đến 18 tháng tuổi, u máu chuyển sang màu hồng nhạt và dần biến mất.

Tuy nhiên, nếu u máu không phát triển theo trình tự nói trên mà xảy ra các biến chứng như chảy máu, lở loét, nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì cần phải được điều trị.

Cũng như các cách xóa bớt bẩm sinh khác, điều trị u máu áp dụng các phương pháp sau đây:

  • Laser: phương pháp điều trị bớt bẩm sinh phổ biến nhưng đối với trẻ nhỏ chỉ có thể sử dụng khi đạt từ 3 – 6 tháng tuổi;
  • Uống thuốc: thuốc Corticoid uống và Propranolol (chỉ được uống khi có chỉ định của bác sĩ, nên cân nhắc vì có rất nhiều tác dụng phụ);
  • Tiêm Corticoid: ít tác dụng phụ hơn so với thuốc uống nhưng vẫn phải được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ;
  • Phẫu thuật: chỉ phẫu thuật khi thật sự cần thiết, hiếm khi bác sĩ phải đưa ra chỉ định này.

Tóm lại:

Vết đỏ sau gáy trẻ sơ sinh phần lớn là lành tính nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ bị biến chứng. Do vậy, theo dõi thường xuyên và thăm khám kịp thời là việc mà bố mẹ cần phải làm khi trẻ xuất hiện các vết chàm bớt. Bố mẹ cần lưu ý: không nên tự chẩn đoán và chữa trị mà cần phải đưa bé đi khám tại các phòng khám chuyên về da liễu để được bác sĩ kết luận và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm:

56 Responses to "Trẻ sơ sinh có vết đỏ sau gáy là bệnh gì, có sao không?"

Comments are closed.