Văn hóa Bình Thuận: những nét đặc trưng và điểm đến tiêu biểu

Văn hóa Bình Thuận: những nét đặc trưng và điểm đến tiêu biểu

Đến tham quan và khám phá mảnh đất xinh đẹp, trù phú này, thứ lưu giữ trái tim du khách không chỉ là danh thắng mà còn bởi sự đặc sắc trong văn hóa Bình Thuận.

Sở hữu khí hậu quanh năm nắng ấm, đường bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan tự nhiên kỳ vĩ, thơ mộng, Bình Thuận là một trong những tâm điểm về du lịch của Việt Nam, hướng đến các mục tiêu phát triển mang tầm vóc quốc tế. Đến với Bình Thuận, không khó để du khách đi tìm câu trả lời cho thắc mắc Bình Thuận có gì chơi, Bình Thuận có gì đẹp, bởi lẽ, nơi đây vốn dĩ là đã là một tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng và vô cùng ưu ái.

Ngoài thế mạnh về du lịch biển, Bình Thuận cũng được biết đến là vùng đất có bề dày về lịch sử, hình thành nên những nét văn hóa đặc sắc lâu đời. Nếu ai có ý định du lịch, khám phá vùng đất này thì văn hóa Bình Thuận chính là một điểm sáng giúp chuyến đi thêm phần ý nghĩa.

NỘI DUNG CHÍNH

Văn hóa Bình Thuận có một phần văn hóa Chăm Pa

Nhắc đến văn hóa Bình Thuận, điều đầu tiên nhiều người liên tưởng đến chính là sự khác biệt của một cộng đồng người sinh sống tại đây – cộng đồng người Chăm. Quả thực, văn hóa Chăm Pa đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên nét đặc sắc riêng cho văn hóa Bình Thuận, nghĩ ngay tới mỗi khi nhắc đến.

Văn hóa Chăm Pa trong văn hóa Bình Thuận được khắc họa qua những trang sử lâu đời, với nhiều câu chuyện liêu trai, những công trình mang đậm dấu ấn cổ và hàng trăm bảo vật hoàng tộc vô cùng giá trị, như:Tháp Po Sha Nư, đền thờ Po Klong Mơhnai, vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu.

Văn hóa Bình Thuận: những nét đặc trưng và điểm đến tiêu biểu

Nếp sống, sinh hoạt và các phong tục được lưu truyền trong cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận đã hình thành nên màu sắc rất riêng. Những lễ hội truyền thống, đặc trưng hoa văn, kiến trúc,… cho đến hôm nay gần như vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị.

>>>> Xem thêm: Văn hóa người Chăm ở Bình Thuận

Văn hóa Bình Thuận trong cộng đồng dân tộc ít người

Cồng chiêng là một sản phẩm văn hóa không thể thiếu trong các nghi lễ, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật và văn hóa tâm linh của cộng đồng các dân tộc ít người ở Bình Thuận. Theo thời gian, văn hóa này cũng dần trở thành nét văn hóa Bình Thuận mỗi khi nhắc đến.

Mỗi dân tộc ít người đều sử dụng cồng chiêng theo tín ngưỡng trong văn hóa và nhận thức về cuộc sống, trình diễn trong từng lễ hội hay các nghi thức lễ đặc trưng. Ngày nay, theo thời gian, mặc dù văn hóa cồng chiêng trong các cộng đồng dân tộc ít người ở Bình Thuận đã có nhiều sự thay đổi, nhưng với họ, cồng chiêng vẫn là cầu nối giao tiếp với tổ tiên, ông bà và thần linh. Do đó, du khách đến Bình Thuận vẫn có cơ hội được trải nghiệm trực tiếp nét văn hóa này khi tham gia hoặc chứng kiến các lễ hội truyền thống của họ và dần trở thành hoạt động du lịch thú vị tại đây.

Văn hóa Bình Thuận từ các lễ hội

Lễ hội ở Bình Thuận cũng chính là nét văn hóa đặc trưng, cho thấy các quan niệm, phong tục tập quán của các cộng đồng người sinh sống tại đây. Lễ hội Bình Thuận đa phần là lễ hội của ngư dân và của cộng đồng người Chăm, thể hiện được niềm tin tín ngưỡng và lòng tin đối với các đấng thần linh.

>>>> Xem thêm: 7 lễ hội đặc trưng trong văn hóa của người dân Bình Thuận

Văn hóa Bình Thuận qua các di tích

Khi nhắc đến những nét đặc trưng của văn hóa Bình Thuận, nhất định không thể bỏ qua các di tích văn hóa, lịch sử lâu đời tại đây. Mỗi điểm đến đều gắn liền với một câu chuyện mang tính thời đại, ghi lại các sự kiện quan trọng đã diễn ra.

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận được thành lập năm 1986, nằm ở trung tâm thành phố Phan Thiết. Khuôn viên được xây dựng thoáng mát, nhiều cây xanh và ấn tượng nhất là tượng Bác Hồ với thiếu nhi Bình Thuận.

Bên trong bảo tàng gồm nhiều khu trưng bày, giới thiệu cho khách tham quan về quãng thời gian Bác Hồ lưu lại Bình Thuận. Bảo tàng chính là niềm tự hào của người dân Bình Thuận, từng được may mắn đón Bác đến sinh sống, hoạt động tại đây.

Khu di tích trường Dục Thanh

Nằm trong khuôn viên nhà thờ cụ Nguyễn Thông trên đường Trưng Nhị, Tp.Phan Thiết, trường Dục Thanh chính là ngôi trường mà Bác Hồ đã dạy học trên hành trình đi tìm đường cứu nước.

Văn hóa Bình Thuận: những nét đặc trưng và điểm đến tiêu biểu

Hiện nay, trường vẫn còn lưu giữ đầy đủ các di tích gắn với thời gian Bác sống và dạy học như: Ngoạ du sào, Nhà thờ cụ Nguyễn Thông, giếng nước, cây khế và những kỷ vật Bác đã từng dùng.

Bảo tàng Bình Thuận

Bảo tàng Bình Thuận có địa chỉ tại số 4 Bà Triệu, Tp.Phan Thiết, là nơi lưu giữ các giá trị di sản văn hoá từ thời xưa đến nay, gồm có khu trưng bày bộ sưu tập hơn 1.000 cổ vật như: súng thần công, mộ chum bằng gốm, công cụ lao động bằng đá, đồng, đồ trang sức…

Đặc biệt nhất là bộ đàn đá khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh và đàn đá khảo cổ Đa Kai, có niên đại từ 3.000 năm trước. Bảo tàng Bình Thuận chính là điểm lưu giữ các di sản văn hóa từ lâu đời qua các cổ vật và câu chuyện đầy sống động.

Trung tâm Trưng bày văn hoá Chăm

Được xây dựng năm 2009, Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm tỉnh Bình Thuận nằm bên cạnh Quốc lộ 1A, thuộc thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình. Đây chính là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quan trọng, giới thiệu văn hóa ẩm thực và trình diễn nghề truyền thống, trình diễn nghệ thuật,… phục vụ cho đời sống tinh thần của người dân cũng như khách tham quan.

Khu di tích tháp Pô Sah Inư

Tên tháp Pô Sah Inư chính là tên gọi một công chúa con vua Chăm Para Chanh thế kỷ XV, thuộc phường Phú Hài, Tp.Phan Thiết. Khu di tích này gồm 3 ngọn tháp: tháp chính, tháp phụ và tháp thờ thần lửa.

Văn hóa Bình Thuận: những nét đặc trưng và điểm đến tiêu biểu

Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật được người Chăm xây dựng từ nửa cuối thế kỷ IX, là nơi thờ thần Siva, thuộc nhóm đền tháp cổ nhất của Vương quốc Chămpa. Hàng năm, tại đây đều diễn ra nhiều lễ hội của người Chăm, có ý nghĩa về mặt tín ngưỡng, tâm linh, thể hiện được nét văn hóa đặc sắc trong tín ngưỡng, tôn giáo.

Tháp nước Phan Thiết

Từ lâu đã được xem như là biểu tượng của thành phố biển Phan Thiết, Tháp Nước nằm trên đường Bà Triệu, xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934. Công trình này do do kiến trúc sư vốn là Hoàng thân Xuphanuvong (Lào) thiết kế và nhà thầu Ưng Du thi công.

Thác nước là công trình kiến trúc được xây dựng tỉ mỉ và công phu, cho thấy biểu tượng của tình đoàn kết Việt – Lào.

Văn hóa Bình Thuận nhìn từ ẩm thực

Sẽ là một thiếu sót lớn khi bỏ qua ẩm thực trong danh sách văn hóa Bình Thuận. Các món ăn mang hương vị biển đặc trưng và tình người nồng hậu nơi đây chính là quá trình của sự di dân lập nghiệp, giao thoa văn hóa từ nhiều vùng miền. Những món ăn tiêu biểu ở Bình Thuận có thể kể đến như mực một nắng, bánh canh chả cá, sò điệp nướng mỡ hành, bánh bột lọc,…

Văn hóa Bình Thuận: những nét đặc trưng và điểm đến tiêu biểu

Văn hóa Bình Thuận được thể hiện qua từng điểm đến, nếp sống, nếp nghĩ thường nhật. Khám phá vùng đất này, du khách sẽ nhìn thấy được sự giao hòa của những yếu tố của quá khứ và hiện tại, mang một màu sắc rất riêng mà khó nơi nào có được.

Xem thêm:

28 Responses to "Văn hóa Bình Thuận: những nét đặc trưng và điểm đến tiêu biểu"

Comments are closed.