Thuyết minh lễ hội Nghinh Ông ở Bình Thuận (Toàn cảnh)

Thuyết minh lễ hội Nghinh Ông ở Bình Thuận (Toàn cảnh)

Lễ hội Nghinh Ông ở Bình Thuận là một trong những lễ hội lớn, thể hiện được nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Hoa sinh sống tại Phan Thiết, Bình Thuận.

Là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa Bình Thuận gắn liền với nhiều màu sắc của các dân tộc, cộng đồng người khác nhau. Mỗi bản sắc theo sự góp nhặt của thời gian đã hình thành nên một Bình Thuận đầy cuốn hút. Bên cạnh văn hóa của người Chăm ở Bình Thuận, nhóm người Hoa sinh sống tại đây cũng để lại dấu ấn khó phai với lễ hội Nghinh Ông. Cùng theo dõi bài thuyết minh lễ hội Nghinh Ông ở Bình Thuận để xem có gì thú vị mà du khách nào đến đây cũng háo hức tham gia.

NỘI DUNG CHÍNH

Nguồn gốc của lễ hội Nghinh Ông ở Bình Thuận

Người Hoa ở Phan Thiết có truyền thống thờ Quan Công ở Chùa Ông. Ông là một nhân vật lịch sử sống vào thời Tam Quốc cuối đời nhà Hán, sinh vào năm 162 và mất năm 219 sau Công nguyên. Hình ảnh của ông tượng trưng cho danh dự, lòng chung thủy, sự hy sinh, độ lượng, can đảm, lòng tốt, sự công minh và chính trực.

Sự tôn kính này đã theo chân người Hoa từ lúc di cư, họ đưa tượng ông từ Trung Hoa đến đây và vẫn còn nguyên vẹn sau 300 năm. Bức tượng làm bằng gỗ quý, to lớn. Tại gian chính diện của chùa Ông có 3 pho tượng lớn:

  • Tượng Quan Công mặc triều phục màu xanh sẫm, mặt đỏ với năm chòm râu dài đến ngực.
  • Bên trái có tượng Quan Bình (là con nuôi của Quan Công), trên tay cầm một cái hộp nhỏ trong đó đựng chiếc ấn “Hán Thọ Đình Hầu”
  • Bên phải có tượng ông Châu Xương tay cầm thanh Long đao lớn.

Năm 1778, chùa Ông được hoàn thiện và nghi lễ thờ cúng Quan Công bắt đầu được thực hiện, vẫn giữ theo phương thức cũ của người Trung Hoa. Nét văn hóa này thể hiện cho ước mong của con người về cuộc sống tốt đẹp, hướng đến giá trị “Chân – Thiện – Mỹ”, bên cạnh hình thành nét đặc trưng đặc sắc cho cộng đồng người Hoa ở Phan Thiết.

Toàn cảnh Lễ hội Nghinh Ông ở Bình Thuận

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức 2 năm một lần, vào hạ tuần tháng 7 âm lịch, bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.

Phần lễ

Là phần mở đầu, đóng vai trò quan trọng nhất trước khi bước vào phần hội. Gồm phần nghi thức tưởng nhớ đến những người anh hùng dân tộc, những bậc Tiền hiền có công lớn với đất nước, với làng xã hay tổ tiên là sự thờ phụng của nhân dân đối với nhân vật chính được thờ ở trong đền, miếu, ở chùa.

Thuyết minh lễ hội Nghinh Ông ở Bình Thuận (Toàn cảnh)

Lễ hội Nghinh Ông được diễn ra trong tháng với Lễ Vu Lan của Phật giáo, thể hiện được sự hòa đồng giữa người Hoa với người Việt trong khía cạn văn hóa và trong tôn giáo tín ngưỡng.

Vật lễ trong hai ngày lễ đều mang tính thuần khiết, bao gồm: Đèn, hương, hoa, quả, bánh ngọt…

Phần lễ của Lễ hội nghinh Ông ở Bình Thuận bao gồm 16 nghi lễ, diễn ra theo trình tự sau:

  1. Lễ “Thỉnh Thánh Mẫu “
  2. Lễ “Thỉnh kinh”
  3. Lễ “Thỉnh nước”
  4. Lễ “Thỉnh chiêu ứng công” (hay 108 chư vị Thần)
  5. Lễ “Khai kinh”
  6. Lễ “Yết Quan Thánh, Cáo Tiền Hiền”
  7. Đoàn lễ Hội quán Quảng Đông ra mắt Quan Thánh
  8. Đoàn lễ Hội quán Phúc Kiến ra mắt Quan Thánh
  9. Lễ “Chiêu vong linh Tiền Hiền”
  10. Lễ ” Phóng đăng”
  11. Lễ “Phóng sanh”
  12. Đoàn lễ Hội quán Triều Châu ra mắt Quan Thánh
  13. Đoàn lễ Hội quán Hải Nam ra mắt Quan Thánh
  14. Lễ “cúng thí thực”
  15. Lễ “cầu quốc thái dân an”
  16. Lễ “Thỉnh thuyền”.

Phần hội

Các phần nghi lễ lớn nhỏ được thực hiện sau 2 ngày, đúng tuần tự thời gian và không gian, người tham gia chính thức bước sang phần hội – phần được chờ đón bởi nhiều hoạt động thú vị. Phần hội Nghinh Ông chính là nét đặc trưng của lễ hội này, khác biệt so với những nơi khác. Dòng người tấp nập, nhộn nhịp cùng hòa chung không khí hân hoan, vui vẻ và sôi động.

Thuyết minh lễ hội Nghinh Ông ở Bình Thuận (Toàn cảnh)

Lộ trình nghinh Ông thường sẽ là: Xuất phát từ Quan đế Miếu – Trần Phú – Ngã Bảy Bưu Điện, thăm Hội quán Phước Kiến – Nguyễn Huệ – thăm Hội Quán Quảng Đông – Nguyễn Huệ rẽ phải – Đinh Tiên Hoàng – rẽ trái Lý Thường Kiệt – rẽ trái Trưng Trắc – Trưng Nhị thăm Hội Quán Triều Châu – rẽ trái Trần Phú – rẽ phải Đội Cung – thăm Hội Quán Hải Nam – Trưng Nhị – Nguyễn Văn Cừ – Ngã bảy Bưu Điện – Trần Phú – Triệu Quang Phục – Ngô Sĩ Liên – Ngư Ông – Trưng Trắc – rẽ trái Trần Hưng Đạo – rẽ phải Nguyễn Thái Học – rẽ phải Trần Quốc Toản – Nguyễn Thị Minh Khai – vườn hoa Đức Nghĩa – Nguyễn Tri Phường – Ngô Sĩ Liên – Quan Đế Miếu.

Thông qua nội dung Thuyết minh lễ hội Nghinh Ông ở Bình Thuận, hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn toàn cảnh hơn về lễ hội này. Lễ hội Nghinh Ông của người Hoa ở Bình Thuận thể hiện rất rõ tín ngưỡng, tôn giáo của người Hoa dành cho các vị Thánh Thần, Quan Thánh. Theo thời gian, lễ hội này cũng trở thành truyền thống văn hóa của người dân ở Tp. Phan Thiết, là nét văn hóa đẹp cần được gìn giữ và phát triển. Đồng thời, đối với khách du lịch, tham gia lễ hội Nghinh Ông là một trải nghiệm khó quên, xem như được thử một lần cùng con người Bình Thuận sống cuộc sống bản địa. Vì vậy, không hiếm người lựa chọn thời điểm diễn ra lễ hội để bắt đầu cho chuyến đi của mình.

Xem thêm:

55 Responses to "Thuyết minh lễ hội Nghinh Ông ở Bình Thuận (Toàn cảnh)"

  1. I am really impressed with your writing skills and also with the layout on your blog. Is this a paid theme or did you customize it yourself? Either way keep up the nice quality writing, it’s rare to see a nice blog like this one these days.

Comments are closed.