Những điều thú vị về con người Bình Thuận

Những điều thú vị về con người Bình Thuận

Con người Bình Thuận từ lâu vốn dân dã, nồng hậu; bằng lòng nhiệt thành của mình, trở thành nguồn cảm hứng cho thi ca cũng như sự lưu luyến của mỗi du khách khi đặt chân đến đây.

Nhắc đến văn hóa Bình Thuận, không chỉ có sự rộn ràng của mùa lễ hội, sự lâu đời của văn hóa người Chăm ở Bình Thuận, ngay cả con người Bình Thuận cũng góp phần không nhỏ làm nên dấu ấn riêng biệt của vùng đất này.

NỘI DUNG CHÍNH

Con người Bình Thuận hiếu khách, thân thiện

Du khách khám phá Bình Thuận, sau khi trở về từ chuyến đi đều không khỏi bồi hồi khi nhớ lại tình cảm của người dân chân chất, thật thà. Phong cảnh hữu tình, thân thuộc cùng lòng người gần gũi, chan hòa, tự bao giờ, khách du lịch cảm thấy hương vị quê nhà ngay trên mảnh đất có thể là lần đầu đặt chân đến. Con người Bình Thuận luôn mang sự vui vẻ, nụ cười nở trên môi để tiếp đón du khách, dù là khách trong nước hay khách du lịch nước ngoài, họ cũng luôn có sự tôn trọng và chừng mực. Sự ân cần, chu đáo, nhiệt tình của con người Bình Thuận đã tạo nên một dấu ấn tốt đẹp trong lòng du khách như một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

Bình Thuận hiện có 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm dân tộc Kinh, Chăm, Ra Glai, Hoa và có cả Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng, Mường,… cùng các dân tộc ít người khác. Có thể nói, con người Bình Thuận là sự giao hòa của nhiều nét văn hóa riêng biệt, nhưng lại nằm trong một chỉnh thể thống nhất, vừa có cái riêng vừa có cái chung. Chính điều này góp phần hình thành sự phong phú, độc đáo trong văn hóa Bình Thuận.

07 sự thật mà con người Bình Thuận biết rõ nhất

Nếu đã là người Bình Thuận thì phải thực sự biết rõ 07 sự thật dưới đây. Các du khách khi tìm hiểu về Bình Thuận, đôi khi không giấu được bất ngờ về câu chuyện thật phía sau.

Bình Thuận là tỉnh có diện tích trồng cây thanh long lớn nhất cả nước

Đôi với ai quan tâm đến kiến thức về kinh tế, thị trường, có thể nắm được thông tin này. Riêng với con người Bình Thuận, đó là niềm tự hào lớn. Điều kiện tự nhiên tại đây rất thích hợp để trồng và phát triển cây thanh long. Theo số liệu của Bộ Công Thương, Bình Thuận có diện tích sản xuất thanh long lớn nhất cả nước với khoảng 26.500 hecta, sản lượng thu hoạch trên 500 nghìn tấn mỗi năm (số liệu 2016). Các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, có diện tích trồng thanh long chiếm phần lớn của tỉnh.

Những điều thú vị về con người Bình Thuận

Bờ biển Bình Thuận có chiều dài gần 200km

Bờ biển Bình Thuận có chiều dài 192km, từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vùng lãnh hải của tỉnh có tổng diện tích là 52.000 km2.

Vùng biển Mũi Né là đã được đưa vào danh sách các khu du lịch quốc gia Việt Nam

Mũi Né là một phường của TP. Phan Thiết, và cũng là trung tâm du lịch nổi tiếng ở Bình Thuận. Nơi đây thu hút rất đông du khách bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và nhiều điểm đến thú vị. Tên gọi của Mũi Né cũng có nguồn gốc khá độc đáo, xuất phát từ việc ngư dân đánh cá thường đến đây nương náu mỗi khi đi biển gặp bão. “Mũi” là cái mũi đất đưa ra biển; “Né” là để né tránh.

Những điều thú vị về con người Bình Thuận

>>>> Xem thêm: Mũi Né Phan Thiết có gì chơi

Tháp Po Sah Inư là công trình tín ngưỡng của dân tộc Chăm

Cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận có rất nhiều đóng góp cho sự đặc sắc văn hóa nơi đây. Trong đó phải kể đến sự xuất hiện của các công trình kiến trúc mang màu sắc tín ngưỡng, tâm linh.

Khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9, người Chăm đã xây dựng nhóm đền tháp này để thờ thần Shiva, có phong cách kiến trúc Hòa Lai (phong cách nghệ thuật cổ của Chăm Pa). Công trình này đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1991.

Địa danh Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết vốn là biệt thự

Nhiều người khá bất ngờ khi được bật mí về thông tin này. Lầu Ông Hoàng là công trình do Công tước De Montpensier, cháu nội vua Louis-Philippe I của Pháp bỏ tiền ra xây từ tháng 2/1911. Tòa biệt thự có 13 phòng cùng nhiều công trình phụ trợ.

Lầu Ông Hoàng được xây dựng chủ yếu từ đá hoa cương, được đánh giá là công trình hiện đại bậc nhất thời bấy giờ ở Bình Thuận. Tháng 7/1917, Công tước De Montpensier bán lại biệt thự cho một chủ khách sạn người Pháp tên là Prasetts, sau này được bán lại cho vua Bảo Đại.

Những điều thú vị về con người Bình Thuận

Tuy nhiên, khi Pháp trở lại xâm lược Việt Nam vào năm 1945, nơi đây trở thành điểm xây dựng hệ thống đồn bốt, những trận chiến ác liệt đã khiến công trình xuống cấp. Phần lớn Lầu Ông Hoàng đã bị tàn phá, nhưng nhiều người lại nhầm lẫn với lô cốt còn sót lại, hiểu sau về công trình này.

Dinh Vạn Thủy Tú bày bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam

Tại Dinh Vạn Thủy Tú bộ xương cá voi dài 22m, lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam được trưng bày, là điểm đến thu hút rất đông du khách tới tham quan. Từ trước đến nay, Vạn Thủy Tú là đã nơi lưu giữ gần 100 bộ xương cá, hơn một nửa có niên đại từ 100 – 150 năm.

Huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính và 127 xã, phường và thị trấn; 8 huyện của Bình Thuận gồm: Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Hàm Tân, Đức Linh, Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và huyện đảo Phú Quý.

Những điều thú vị về con người Bình Thuận

Đảo Phú Quý từng được biết đến với các tên gọi như Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu…Từ năm Thiệu Trị thứ tư (1844), đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý, thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận.

Con người Bình Thuận mà một phần linh hồn của vùng đất này, họ cho thấy nếp sống, nếp sinh hoạt, phong tục tập quán đặc trưng,… đồng thời cũng là nơi nắm giữ những câu chuyện thú vị về mảnh đất họ đã sinh ra, lớn lên và lập nghiệp.

Xem thêm:

26 Responses to "Những điều thú vị về con người Bình Thuận"

Comments are closed.