Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Cúng giao thừa gồm những gì? Cúng giao thừa là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán. Nếu chưa biết chuẩn bị mâm cúng như thế nào, hãy cùng theo õi bài viết sau đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

NỘI DUNG CHÍNH

Cúng Giao thừa giờ nào tốt nhất?

Truyền thống của người Việt Nam ta là sẽ cúng Giao thừa vào giờ Tý, tức là 12 giờ đêm ngày 30 Tết để đúng khoảnh khắc chuyển giao năm mới. Khi cúng phải bày mâm cúng trước sao cho trang trọng, không để tới giờ mới đem ra. Sau khi cúng ngoài trời xong thì sẽ cúng trong nhà, khi cúng nhớ thành tâm để mang đến những điều tốt đẹp cho gia đình.

Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Lễ cúng giao thừa là một trong những lễ quan trọng nhất trong năm. Lễ cúng giao thừa gồm có 2 lễ đó là lễ cúng ngoài trời và lễ cúng trong nhà. Mỗi lễ cúng sẽ phải có mâm cỗ cúng riêng.

Cúng giao thừa ngoài trời

Lễ cúng giao thừa ngoài trời hay được gọi là lễ cúng tiễn vi thần cựu vương Hành khiển (vị thần chịu trách nhiệm cai quản hạ giới) của năm cũ đi và đón vị thần mới về. Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời thường có có gà trống tơ luộc (có những nơi dùng thủ lợn), bánh chưng, đèn hoặc nến, vàng mã, hoa tươi, trầu cau, rượu, trà và mũ chuồn hàng mã. Lưu ý là tất cả các đồ cúng trong mâm cần phải được chuẩn bị đầy đủ và bê ra trước thời khắc giao thừa.

Với lễ cúng giao thừa ngoài trời, mâm lễ nên đặt ở hướng Bắc hoặc là hướng Đông tùy theo từng gia đình. Điều đó là vì hướng Bắc là hướng về Thượng Đế còn hướng Đông hướng về Thiên Tử là vua.

Cúng giao thừa gồm những gì 1

Cúng giao thừa trong nhà

Lễ cúng giao thừa trong nhà được xem là lễ cúng Thổ Công, vị thần cai quản trong mỗi gia đình. Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà gần giống như lễ cúng giao thừa ngoài trời, tuy nhiên sẽ không có mũ chuồn. Thường thì ở một số gia đình còn có thêm cả các món chè chẳng hạn như chè hoa cau, chè kho,… để cúng. 

Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà cũng có sự khác biệt. Nếu như miền Bắc mâm cỗ thường rất đầy đủ các món mặn, đặc biệt không thể thiếu gà luộc thì miền Nam thì mâm cỗ cúng có thể đơn giản hơn với ngũ quả, cúc vạn thọ, lư hương, nến, giấy tiền vàng mã và một quả dừa tươi.

Cúng giao thừa gồm những gì 2

Cúng giao thừa trong bếp

Ngoài 2 mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà, một số gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ để cúng ở bếp qua đó cung thỉnh thần Bếp về phù hộ cho chủ nhà no ấm trong năm mới.

Mâm cỗ này này thường gồm có các loại trái cây như: Mãng cầu, dừa, đu đủ chín, xoài, thanh long, sung, muối, gạo,…

Theo quan niệm dân gian, qua giao thừa, muối, gạo sẽ được ném ra đường với mong muốn mọi điều xui xẻo, đen đủi sẽ được tiêu tan. Đu đủ chín bổ ra ăn hết, quả sung treo chạn bát, gạo mang đi nấu cơm cúng mùng 1 với mong ước một năm sung túc, đầy đủ.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá dân gian  cho rằng việc chuẩn bị mâm cao cỗ đầy cúng Giao thừa là tốt nhưng quan trọng nhất vẫn là sự thành kính của người dâng hương trước các vị quan thần và tổ tiên vì ông bà từ xưa tới nay vẫn có câu “lễ bạc tâm thành”.

Nghi thức cúng giao thừa

Theo phong tục Việt Nam từ cổ xưa, nhà nhà đều sẽ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời thường có mâm cỗ với ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng … nếu là Phật tử có thể cúng đồ chay. Tất cả được bày lên bàn ở trước cửa nhà sao cho trang trọng nhất.

Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ của gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái thành tâm.

Văn khấn có thể viết vào giấy sau đó nhìn để đọc. Sau khi hết 3 tuần hương thì đốt tờ giấy viết văn khấn và vàng mã dâng cúng.

Cúng giao thừa gồm những gì 3

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết “Cúng giao thừa gồm những gì?”. Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng để thể hiện tấm lòng chân thành với các vị thần nhé!

Xem thêm: