Cách dưỡng móng tay đúng chuẩn khoa học

Cách dưỡng móng tay đúng chuẩn khoa học

Tham khảo cách dưỡng móng tay theo đúng chuẩn khoa học để có bàn tay khỏe đẹp, đầy cuốn hút.

Dưỡng móng tay tưởng chừng như đơn giản nên không ít người xem nhẹ. Tuy nhiên, trên thực tế, móng tay lại là bộ phận thường gặp nhiều vấn đề, đồng thời cũng là “kênh” phản ánh tình trạng sức khỏe khá hiệu quả. Vì vậy, chúng ta ngày càng có sự quan tâm hơn đối với việc dưỡng cứng móng tay, dưỡng móng tay trắng, chăm sóc móng tay yếu, dưỡng móng sau khi tháo gel,…

Không chỉ riêng trường hợp thường xuyên làm móng, tiếp xúc với hóa chất hay có sự tác động của yếu tố bên ngoài,… mới cần chăm sóc móng tay thường xuyên. Chúng ta trong đời sống thường nhật cũng có thể giúp bộ phận trở nên khỏe, đẹp hơn bằng những cách dưỡng móng tay đơn giản, hiệu quả dưới đây.

NỘI DUNG CHÍNH

Không cắt phạm vào phần biểu bì

Cách chăm sóc móng tay đơn giản nhất là cẩn thận hơn trong việc cắt móng chúng ta thường làm. Các lớp biểu bì là rào cản tự nhiên để ngăn các loại nấm, vi khuẩn xâm hại, vì vậy, cắt tỉa móng tay nhưng tuyệt đối không cắt bỏ cả phần biểu bì trên móng tay.

Cắt phạm vào phần biểu bì có thể khiến bề mặt móng trở nên tệ hơn, thậm chí là sưng đỏ, nhiễm trùng móng, nặng hơn có thể gây tổn thương móng vĩnh viễn.

Bạn nên thường xuyên cắt tỉa móng tay nhưng không nên cắt bỏ cả phần biểu bì trên móng. Sở dĩ như vậy là vì các lớp biểu bì này chính là rào cản tự nhiên để ngăn các loại nấm và vi khuẩn xâm hại. Cắt đi lớp biểu bì đồng nghĩa với việc lớp bảo vệ cũng mất đi. Điều này không chỉ làm cho lớp biểu bì trông tồi tệ hơn, khiến chúng bị đỏ, sưng và thậm chí là bị nát. Điều này không chỉ làm móng tay bị nhiễm trùng và gây cảm giác khó chịu mà còn có thể dẫn tới tổn thương móng tay vĩnh viễn. Ngoài ra bạn nên dùng giũa móng để móng gọn gàng hơn.

Cẩn thận khi dùng các chất làm cứng móng tay

Các chuyên gia đã nhắc nhở rằng, những sản phẩm làm cứng móng tay hiện nay đều không được nghiên cứu lâm sàng, không được khuyến khích sử dụng. Nhiều người hiện nay lạm dụng chúng như cách bảo vệ móng tay.

Thực tế, sử dụng chất làm cứng móng tay không mang lợi ích như người dùng kỳ vọng, chúng khiến móng mất đi độ linh hoạt tự nhiên. Trừ trường hợp móng quá yếu thì mới nên dùng đến, còn không, hãy tránh các yếu tố khiến móng bị giòn và tổn thương.

Cách dưỡng móng tay đúng chuẩn khoa học

Đừng bao giờ quên dưỡng ẩm

Bạn nghĩ rằng móng tay không cần thiết phải được dưỡng ẩm? Thực tế, dưỡng ẩm không chỉ giúp móng mọc dài mà còn chắc khỏe, cải thiện lớp biểu bì xung quanh tốt hơn. Khi móng trở nên dễ gãy thì đây là dấu hiệu cho thấy móng đang cần được dưỡng ẩm. Thói quen dưỡng ẩm cho tay và móng sẽ giúp vùng bàn tay mịn màng, tươi tắn cũng như hạn chế tình trạng tổn thương.

Bổ sung biotin cho móng

Các nghiên cứu chỉ ra, biotin giúp tăng độ dày của móng tay và giúp móng không còn bị giòn hay dễ gãy. Biotin có thể cung cấp thông qua các thực phẩm quen thuộc như gạo nguyên cám, trứng, súp lơ, quả bơ,…

Hạn chế việc đi cắt tỉa và làm móng, gắn móng

Đây có lẽ là thói quen khó bỏ của các tín đồ nghiện làm đẹp. Nhưng các số liệu gần đây cho thấy, những người phụ nữ có sở thích làm móng thường có bộ móng giòn, dễ bị khô và gãy nhất. Lý do chính là bởi họ để móng tiếp xúc với quá nhiều hóa chất. Thói quen làm móng dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng móng mãn tính với biểu hiện khu vực quanh móng tay bị sưng húp.

Bên cạnh đó, việc gắn móng giả để trông móng dài, dễ tạo kiểu hơn cũng là việc làm không tốt, chúng thường dẫn đến tình trạng nhiễm nấm hoặc tổn thương vĩnh viễn. Nếu bắt buộc phải gắn phần móng thì chỉ nên gắn cho phần đầu móng. Dù không tránh được việc gây ảnh hưởng xấu đến phần móng nhưng hạn chế thiệt hại xảy ra vì diện tích bề mặt bao phủ nhỏ hơn.

Tránh các chất tẩy móng chứa hóa chất acetone

Các bác sĩ da liễu đều khuyên rằng nên tránh sử dụng chất tẩy sơn móng tay chứa hóa chất acetone. Acetone còn được gọi là Finger Nail Polish Removers, Dimethyl Formaldehyde – loại hóa chất này được sử dụng thông dụng trong nghề làm móng. Tuy nhiên chúng khiến móng bị mỏng đi, trở nên giòn và dễ gãy hơn.

Cách dưỡng móng tay đúng chuẩn khoa học

Hạn chế sử dụng các loại dũa móng quá thô nhám

Những loại dũa móng thô nhám được sử dụng từ rất lâu vốn là mối đe dọa đối với móng tay. Bề mặt thô nhóm của chúng có thể gây ra các vết nứt nhỏ, thậm chí là làm gãy móng hoặc tổn thương nghiêm trọng hơn. Chúng ta có thể chọn những loại dũa móng tay nhẹ nhàng, mịn và bớt thô nhám hơn để thay thế. Lưu ý, kỹ thuật dũa móng đúng nên theo một hướng duy nhất, thực hiện từ từ và đều đặn để hạn chế nguy cơ tổn thương.

Không nên rửa tay quá nhiều và lạm dụng hóa chất để làm sạch

Việc rửa tay quá nhiều tưởng chừng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tàn phá móng tay. Càng rửa tay nhiều lại càng phải tăng cường dưỡng ẩm, nhất là khu vực quanh lớp biểu bì. Khi làm việc nhà, giặt quần áo, nên sử dụng găng tay cao su để hạn chế sự tiếp xúc giữa phần móng với các thành phần hóa học có tính tẩy.

Với những cách dưỡng móng tay trên đây, các bạn có thể dễ dàng ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Chỉ một vài thay đổi nhỏ nhưng đủ để bộ móng của bạn trở nên chắc khỏe hơn.

Xem thêm:

44 Responses to "Cách dưỡng móng tay đúng chuẩn khoa học"

  1. I used to be suggested this web site by way of my cousin. I’m no longer sure whether or not this submit is written via him as no one else recognize such targeted approximately my trouble. You are incredible! Thanks!

Comments are closed.