Dưỡng móng chân: lợi ích & những nguyên tắc cần nhớ

Dưỡng móng chân: lợi ích & những nguyên tắc cần nhớ

Để có bàn chân đẹp và ngăn ngừa các bệnh thường gặp thì dưỡng móng chân là việc bạn nên thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên nhiều người còn lơ là hoặc chăm sóc chưa đúng cách. Dưới đây là các kiến thức bạn cần biết trước khi bước vào cuộc “hành trình” chăm sóc móng chân.

NỘI DUNG CHÍNH

Tìm hiểu về vai trò của móng chân

Móng chân được tạo thành bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin. Keratin bản chất là 1 loại protein có cấu trúc dạng sợi, là thành phần quan trọng tạo nên những lớp bên ngoài da của con người, đồng thời cũng là thành phần chính của tóc và tay.

Nhờ được tạo thành từ keratin, do vậy móng chân cùng với móng tay, răng và xương được xem là những bộ phận rắn chắc nhất trong cơ thể con người. Chúng có nhiệm vụ:

  • Bảo vệ và chống lại những chấn thương;

  • Tăng cường cảm giác, tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón chân;

  • Giữ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn;

  • Tăng thêm vẻ đẹp cho ngón chân;

  • “Tự vệ” khi bị tấn công;

  • Cảnh báo các dấu hiệu bệnh tật của cơ thể (thông qua sự thay đổi kết cấu, màu móng).

dưỡng móng chân 1

Tại sao phải dưỡng và chăm sóc móng chân?

1. Để làm đẹp cho bàn chân

Khi nói đến làm đẹp chân thì móng chân là bộ phận được quan tâm nhất. Một bộ móng sạch sẽ, gọn gàng, khỏe mạnh và được “khoác” trên mình những màu sơn nổi bật sẽ làm tăng thêm sự quyến rũ và thu hút cho bàn chân. Một bàn chân đẹp sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đi dép xỏ ngón, sandal hay những đôi giày cao hở gót.

2. Bảo vệ toàn bàn chân

Móng chân chỉ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình khi chúng thật sự khỏe mạnh. Tuy nhiên dưới sự tác động của giày, các hoạt động thể chất, nhiệt độ, độ ẩm,… đã và đang khiến móng chân bị tổn thương mỗi ngày. Nếu không chăm sóc móng tốt thì móng sẽ không thể nào làm nhiệm vụ bảo vệ ngón và bàn chân như vai trò vốn dĩ của nó.

3. Hạn chế các bệnh về móng

Móng chân rất dễ bị tổn thương dẫn đến các bệnh như nấm, móng chọc thịt, móng chân hình gai, móng chân bị đổi màu, hội chứng móng – xương bánh chè, trắng móng, chấn thương,… Nếu không được chăm sóc và dưỡng thường xuyên thì móng rất dễ mắc các bệnh nói trên.

dưỡng móng chân 2

4 nguyên tắc chăm sóc và dưỡng móng chân cần nắm

Cũng như dưỡng móng tay, việc chăm sóc và dưỡng móng chân cũng có những nguyên tắc nhất định bạn cần phải biết để thực hiện đúng.

1. Làm sạch móng

Làm sạch là bước quan trọng nhất khi dưỡng da, dù là da mặt hay da móng. Việc tắm rửa, kỳ cọ mỗi ngày chỉ có thể làm sạch bề mặt bên trên chứ không thể làm sạch sâu từ bên trong. Ở những khu vực kín như xung quanh khe móng sẽ không được làm sạch nếu chỉ kỳ rửa bình thường.

Để làm sạch sâu, hãy sử dụng một miếng bóng bông, nhúng vào một số kem tẩy nhẹ để làm sạch móng mỗi ngày.

Bên cạnh việc làm sạch, đừng quên tẩy tế bào chết cho móng định kỳ bằng hỗn hợp chanh + đường hoặc các sản phẩm tẩy tế bào móng chuyên dụng.

2. Làm đẹp móng

Để làm đẹp cho móng chân, bạn cần:

  • Cắt móng thường xuyên, giữ độ dài móng phù hợp. Lưu ý: Móng chân dày và khó cắt hơn móng tay, bạn nên ngâm móng chân trong nước từ 5 – 10 phút trước khi cắt.

  • Dũa móng 4 ngày/lần để duy trì dáng móng, hạn chế móng mọc lệch hoặc có sắc cạnh gây trầy xước da, chảy máu.

  • Làm trắng móng bằng các sản phẩm chuyên dụng hoặc: baking soda + chanh, chanh + nước xà phòng, giấm trắng, kem đánh răng,… dùng để bôi hoặc ngâm móng khoảng 5 – 10 phút rồi rửa lại sạch với nước.

  • Sơn móng bằng lớp sơn dưỡng hoặc sơn màu. Nếu là sơn màu thì lưu ý không nên sơn quá thường xuyên, nên để móng nghỉ ngơi sau khi sơn lại lớp mới. Nên lựa chọn loại sơn tốt để sơn lên móng.

dưỡng móng chân 3

3. Đi giày dép đúng size

Size giày dép ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của móng. Dù quá lỏng hay quá chật thì cũng đều khiến móng chân bị gò ép, lưu giữ mồ hôi, lâu ngày sẽ sinh ra vi khuẩn hoặc tạo mùi khó chịu. Vì vậy, nguyên tắc quan trọng khi cho chọn giày dép chính là chọn đúng size.

4. Cung cấp độ ẩm cho móng

Bạn có thể sử dụng kem dưỡng móng chân chuyên dụng hoặc sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên dưới đây để dưỡng ẩm chân mỗi tuần:

– Các loại dầu tự nhiên (dầu dừa, dầu ô liu, dầu hạnh nhân):

  • Cách 1: Dùng bóng bông nhúng một ít dầu vừa đủ rồi thoa đều lên móng, để qua đêm (sẽ hiệu quả hơn khi mang tất mỏng sau khi bôi);

  • Cách 2: Nhỏ vài giọt dầu vào thau nước ấm, sau đó ngâm chân từ 10 – 15 phút mỗi đêm (bạn có thể ngâm cả bàn chân để dưỡng da toàn chân);

dưỡng móng chân 4

– Nước trà xanh:

Đun sôi nước, cho 1 – 2 túi trà xanh vào khoảng 5 phút, đợi nước ấm thì cho bàn chân vào ngâm khoảng 15 phút.

– Nước cam:

Vắt một quả cam lấy nước, cho một ít nước ấm vào, cho chân vào ngâm khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước. Nên kết hợp với uống nước cam mỗi ngày để đẹp da và tăng hiệu quả dưỡng móng.

Thêm một cách dưỡng móng chân nếu bạn muốn móng nhanh dài đó là ngâm chân với nước ép cà chua + dầu ô liu + nước ấm. Hoặc dùng vitamin E hoặc Vaseline cũng là cách hay để dưỡng móng chắc khỏe.

Lưu ý: Song song với dưỡng móng chân bạn đừng quên áp dụng các cách dưỡng khóe móng chân để có được bàn chân khỏe mạnh và đẹp toàn diện từ trong ra ngoài.

Xem thêm:

29 Responses to "Dưỡng móng chân: lợi ích & những nguyên tắc cần nhớ"

Comments are closed.