Tấn tần tật về ý nghĩa cúng giao thừa

Tấn tần tật về ý nghĩa cúng giao thừa

Bạn đã hiểu đúng và đủ ý nghĩa cúng giao thừa chưa? Hãy cùng tham khảo những thông tin trong bài viết sau đây để xem chúng ta hiểu về nghi thức này đến đâu nhé! Đây cũng sẽ đem đến cho bạn những kiến thức hết sức bổ ích về phong tục của người Việt Nam vào ngày Tết cổ truyền.

NỘI DUNG CHÍNH

Lễ cúng giao thừa là gì

Lễ cúng giao thừa, hay còn gọi là Trừ tịch – tức lễ để trừ khử ma quỷ, điềm xấu hay xui xẻo. Lễ Trừ tịch được cử hành vào giờ tý – từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng bao gồm một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới. Người ta vẫn thường gọi đây là Lễ cúng Giao thừa.

Lễ cúng giao thừa thực hiện vào thời điểm chuyển giao giữa giữa năm cũ và năm mới. Ý nghĩa của nghi thức này là rũ bỏ hết đi những điều xui rủi, không may mắn của năm cũ sắp qua để đón chào những điều tốt đẹp trong năm mới đến.

ý nghĩa cúng giao thừa 1

Ý nghĩa của đêm giao thừa

Đêm giao thừa là thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Người ta quan niệm rằng đây cũng là thời gian để mỗi người có thể rũ bỏ những xui xẻo, ám vận cả năm, giúp tâm hồn được bình yên loại bỏ muộn phiền. Qua đó hy vọng vào một năm mới có nhiều điều tốt hơn so với năm cũ. 

Bên cạnh đó, đêm giao thừa cũng là lúc là các thành viên trong gia đình cùng nhau đoàn viên, tổng kết lại những gì đã làm được trong một năm vừa qua và đặt ra những mục tiêu cho năm mới.

Nguồn gốc lễ giao thừa

Theo phong tục cổ truyền của người dân tộc ta thì giao thừa được tổ chức để đón các vị Thiên binh (gồm 12 vị Hành khiển). Đây là 12 Phán quan nhà trời đại diện cho 12 con giáp cùng nhau luân phiên coi quản công việc dưới hạ giới

Mỗi năm sẽ có một vị Hành khiển quản lý hạ giới, năm kế tiếp tới lượt vị quan tượng trưng của con giáp liền sau. Hết chu kỳ 12 con giáp sẽ quay về vị quan đầu tiên của năm Tý. Vào thời điểm chuyển giao sang năm mới, vị thần cũ sẽ bàn giao công việc cho vị thần mới tiếp nhận.

Người xưa tin rằng dựa vào sớ tấu của các quan Hành khiển mà Ngọc Hoàng Thượng Đế sẽ ban phúc hay trừng phạt con người. Việc làm của từng người, từng gia đình, từng thôn xã cho tới từng quốc gia sẽ được trình bày để định công luận tội, nên người xưa làm lễ rất cẩn trọng. Trước thời khắc giao thừa, mỗi gia đình sẽ bày mâm cúng chỉn chu nhất để đón tiếp các quan.

ý nghĩa cúng giao thừa 3

Các vị Thiên binh khi đi thị sát hạ giới rất bận rộn sẽ không kịp vào tận bên trong nhà được, do đó bàn cúng của các gia đình phải được đặt ở ngoài cửa chính. Tương truyền Vương hiệu của mười hai vị Hành khiển và Phán quan theo các năm gồm có:

Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.

Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.

Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.

Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.

Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.

Năm Thân: Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.

Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.

Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.

Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.

Vạn vật cân xứng trên đời đều sẽ có hai mặt đối lập. Các vị hành khiển cũng không nằm ngoài quy luật đó, có vị nhân từ, cũng có vị nghiêm khắc. Nếu năm đó gặp vị hành khiển nhân từ, đức độ thì nhân dân sẽ no ấm, an khang, ít thiên tai, dịch bệnh. Ngược lại, năm nào đói kém, bệnh tật, thiên tai triền miên thì người ta tin rằng đó là hoạ do vị Hành khiển năm đó nổi giận giáng xuống.

Ý nghĩa cúng giao thừa

Mâm cúng Giao thừa được xem như cho một buổi tiệc tiễn đưa các vị thần đã coi sóc gia đình trong năm qua, đồng thời cũng là buổi lễ đón tiếp các vị thần mới đến trong năm mới. Vì vậy, khi cúng Giao thừa, chủ nhà cần chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, trang nghiêm, để đem lại những điều tốt lành.

Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xui xẻo của năm cũ sắp qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới tới. Xưa kia người ta cúng Giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ sẽ đứng làm chủ lễ hoặc người ta cũng cúng Giao thừa ở thôn xóm nữa.

Ngày nay, các gia đình thường cúng lễ Giao thừa với sự thành kính nhưng bàn thờ thì đơn giản hơn với chiếc bàn nhỏ và mâm cỗ. Nhang thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc chân hương. Có nhiều gia đình lư hương đặt ngay trên mâm lễ hoặc cắm vào các khe nải chuối trong đồ lễ.

Vì sao cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng

Nhà nghiên cứu Minh Đường trong sách Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên cho biết lễ giao thừa (lễ trừ tịch) là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán vì ý nghĩa sâu xa và quan trọng nghi thức này.

Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới, với ý nghĩa “tống cựu nghinh tân” tức là tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần năm mới. Cùng với đó người khấn cúng cầu xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, may mắn và hạnh phúc.

Không chỉ là tế lễ với hai đoàn Phán quan nhà trời để cai quản năm mới. Người dân còn cầu cúng cả Bản cảnh Thành hoàng và Thổ địa Thần kỳ trong lễ Giao thừa. Hơn cả việc cầu xin các vị thần tiên, đây là dịp để rước ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng với con cháu vui vầy trong thời khắc đón chào năm mới.

ý nghĩa cúng giao thừa 4

Những điều cần ghi nhớ khi cúng giao thừa

Lễ cúng giao thừa là một trong những nghi thức đặc biệt quan trọng cuối năm. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà chúng ta có thể sắm lễ vật khác nhau. Không cần phải tuân theo bất kì quy tắc cứng nhắc nào.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hóa, để nghi lễ diễn ra đúng chuẩn nhất, chủ nhà nên lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:

  • Mâm cỗ cúng giao thừa cần có đầy đủ: Hương, đèn (nến), trà, nước, chủ nhà có thể làm cỗ ngọt, cỗ mặn hoặc cỗ chay đều được.
  • Sửa soạn 2 mâm cỗ cúng giao thừa một ở ngoài trời và một ở trong nhà. Lưu ý, lễ vật để cúng giao thừa thường tương tự nhau, lễ to hay nhỏ không quan trọng mà quan trọng là tấm lòng chân thành của chủ nhà.
  • Trường hợp những gia đình cúng cỗ mặn hoặc cỗ chay thì nên để ở bàn nhỏ bên dưới bàn thờ chính. Trên bàn thờ chính chỉ cần có hoa tươi, vàng mã, bánh chưng và xôi chè.
  • Tránh cắm cành vàng lá ngọc lên bàn thờ vì chúng có chứa nhiều âm khí không tốt cho chủ nhà.
  • Tránh đốt tiền vàng trong lễ cúng giao thừa để những vong âm lai vãng không tụ lại.
  • Mâm cỗ cúng giao thừa nên có đầy đủ: Gà luộc, bánh chưng, trái cây, trầu cau, nhang đèn, nến và rượu…
  • Khi cúng giao thừa, nên thực hiện ở ngoài trời trước, khấn Phật, khấn quan để cầu xin phù hộ, quốc thái dân an và sức khỏe, bình an sau đó mới cúng trong nhà.
  • Trường hợp những gia đình ở chung cư, nhà cửa quá chật hẹp thì chỉ cần cúng trong nhà để tránh xảy ra hỏa hoạn.

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng của người Việt Nam, đánh dấu một năm cũ trôi qua và chào đón năm mới với nhiều thuận lợi, nhiều niềm vui hơn. Vì vậy cúng giao thừa luôn được mọi người chuẩn bị kỹ lưỡng từ mâm cỗ, nghi lễ, văn khấn và hạn chế làm những điều không kiêng kỵ trong đêm giao thừa.

Cách cúng giao thừa

Cúng giao thừa lúc mấy giờ?

Theo tục lệ dân gian, lễ cúng giao thừa nên được tiến hành vào khoảng từ 23 giờ đến 1 giờ sáng của ngày hôm sau. Quãng thời gian này 1 tiếng của năm trước và 1 tiếng của năm sau.

Các chuyên gia phong thủy cũng tin vào thời khắc này là thời điểm thiêng liêng khi Đất Trời giao hòa, Âm Dương vạn vật bừng lên sức sống mới. Mọi gia đình đều cố gắng sắp xếp chuẩn bị long trọng từ trước để có mâm cúng đầy đủ và đúng thời gian tốt nhất.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Theo phong tục Việt Nam truyền thống, lễ cúng giao thừa ngoài trời được tiến hành trước, sau đó mới đến lễ cúng giao thừa trong nhà. Bài cúng giao thừa ngoài trời là để tế lễ đoàn sứ Phán Quan – Quan Hành Khiển, còn trong nhà để tưởng nhớ gia tiên, đón ông bà về vui vầy cùng con cháu.

Quay hướng nào khi cúng giao thừa ngoài trời?

Thật ra có nhiều quan niệm khác nhau về việc nên quay hướng nào vào lúc cúng Giao thừa ngoài trời. Theo văn hóa người Việt thì nên theo hướng Đông Bắc (hướng Bắc hướng đến Thượng Đế, hướng Đông để hường về Thiên Tử là Vua) hoặc hướng Chính Nam.

Cũng có quan niệm tin rằng chủ nhà nên đặt mâm lễ ở hướng Nam đại diện cho Hỷ thần, còn hướng Đông sẽ đại diện cho Thần tài. Như vậy gia đình sẽ đón được vượng khí, thành công cầu được sức khỏe an khang, mọi điều như ý.

Ai đọc văn khấn giao thừa là đúng nhất?

Theo ông bà xưa, người khấn cúng đêm giao thừa phải là người chủ của gia đình. Vì đây là lễ cúng cầu mong sức khỏe, bình an, tài lộc cho tất cả thành viên trong gia đình.  Ngoài ra, người đứng làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ, kiêng kỵ làm chuyện vợ chồng trước 2 ngày, không ăn các món tứ linh, cá chép, thịt chó và thịt mèo để tránh phạm ngũ phương long mạch linh thần.

Với những thông tin chia sẻ trên đây chắc chắn bạn đã nắm rõ hơn về ý nghĩa cúng giao thừa. Hãy chuẩn bị một lễ cúng thật trang trọng để cầu mong một năm mới bình an, phát đạt nhé!

Xem thêm: