Đặc sắc nét văn hóa Chăm tại Bình Thuận

Đặc sắc nét văn hóa Chăm tại Bình Thuận

Cộng đồng người Chăm tại Bình Thuận, trong quá trình sinh sống và phát triển đã tạo ra những giá trị có ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và du lịch cho địa phương.

Dân tộc Chăm là một trong số 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, sinh sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Theo suốt chiều dài lịch sử, bằng sự cần cù, thông minh của mình, người Chăm đã sáng tạo nên nhiều giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể. Trong đó, Bình Thuận là địa phương ghi lại nhiều dấu ấn đặc sắc của cộng đồng người Chăm, trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng và là điểm thu hút khách du lịch về khám phá.

Đặc trưng văn hóa người Chăm

Người chăm vốn sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, bên cạnh nghề thủ công truyền thống làm gốm và dệt vải. Từ xa xưa người Chăm ở Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn (Cam Ahier) và đạo Bà ni (Cam Awal).

Đặc sắc nét văn hóa Chăm tại Bình Thuận

Những nét đặc sắc trong văn hóa Chăm Pa đã góp phần tạo nên nét đặc sắc rất riêng cho văn hóa Bình Thuận. Với bề dày lịch sử lâu đời, văn hóa Chăm Pa để lại nhiều di tích nổi tiếng như: Tháp Po Sha Nư, đền thờ Po Klong Mơhnai; hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm gồm có: vương miện, áo bào, vòng xuyến của vua và hoàng hậu,…

Những công trình kiến trúc độc đáo, đồ sộ của người Chăm đều mang những nét đặc trưng của Ấn Độ giáo. Hằng năm, người dân Chăm Pa đều tổ chức nhiều hoạt động lễ hội như lễ lễ Rija Nagar, lễ cầu đảo, lễ mở tháp, Kate vào tháng 7,…

Bên cạnh đó, văn hóa Chăm còn được tô điểm bằng những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc trên đá với sự tinh xảo, đặc trưng rất riêng. Cộng đồng người này có tiếng nói, chữ viết riêng của mình, cũng như nhiều loại hình nghệ thuật ca, múa, nhạc dân gian, diễn xướng còn được gìn giữ đến tận hôm nay. Nét văn hóa Chăm góp phần làm nên sắc màu cho những giá trị văn hóa chung của Việt Nam.

Gìn giữ và phát triển nét văn hóa Chăm

Đối với tỉnh Bình Thuận, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc Chăm trong quá trình xây dựng một nền văn hóa địa phương đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhiều năm qua.

Cụ thể, văn hóa nghệ thuật của người Chăm trên điạ bàn Bình Thuận được quan tâm bảo và phát huy khá đồng đều. Các đền thờ Po Klaong Mânai, kho mở Hoàng tộc Chăm (Bà Nguyễn Thị Thềm) và đền thờ Po Anit, Tháp Po Sah Inư, Tháp Po Dam đều đã được trùng tu, tôn tạo. Nhiều di tích được phát hiện, khai quật và lưu giữ.

Đặc sắc nét văn hóa Chăm tại Bình Thuận

Các lễ hội dân gian có quy mô lớn được phục dựng thành công tại tháp Po Sah Inư và đưa vào hoạt động hàng năm, là dịp thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến kham phá. Hình thành hai đoàn nghệ thuật để phát triển các loại hình ca, múa, nhạc dân gian Chăm để thông qua đây giới thiệu một cách gần gũi, ấn tượng đến bạn bè quốc tế cũng như người dân trong nước. Các vở diễn như “Lửa tình yêu’’, “Khát vọng sinh tồn’’, “Tình yêu làng gốm”, “Huyền thoại Po Sah Inư”, “ Vui hội katê’’, “ Âm vang cội nguồn”… của Nhà hát Bình Thuận khi ra mắt đều tạo được tiếng vang lớn.

Đối với Bình Thuận, đặc sắc của nét văn hóa Chăm là dấu ấn riêng của địa phương, là chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, mang hình ảnh Việt Nam cũng như vẻ đẹp tinh hoa dân tộc vươn xa trên bản đồ thế giới.

Xem thêm:

47 Responses to "Đặc sắc nét văn hóa Chăm tại Bình Thuận"

  1. When I initially commented I clicked the “Notify me when new comments are added” checkbox and now each time a comment is added I get four emails with the same comment. Is there any way you can remove me from that service? Thanks a lot!

Comments are closed.