7 lễ hội đặc trưng trong văn hóa của người dân Bình Thuận

7 lễ hội đặc trưng trong văn hóa của người dân Bình Thuận

Nhắc đến Bình Thuận là nhắc đến vùng đất của nhiều nét văn hóa độc đáo và đặc sắc. Trong đó, các lễ hội diễn ra trong năm cũng là nhóm hoạt động gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa tại đây.

Bên cạnh nét đặc trưng trong văn hóa người Chăm, Bình Thuận cũng là vùng đất gìn giữ nhiều giá trị truyền thống lâu đời. Bên cạnh lợi thế của những bãi biển đẹp, du lịch trên nền tảng văn hóa dân gian cũng là một trong các thế mạnh của địa phương. Chính vì vậy, nhắc đến đặc trưng văn hóa Bình Thuận, không thể bỏ qua 7 lễ hội lớn diễn ra tại Phan Thiết dưới đây.

Lễ hội Dinh Thầy Thím

Người dân nơi đây tin rằng, Thầy Thím rất linh thiêng, khách hành hương qua đây nếu thành tâm sẽ được may mắn, bình an. Vì vậy, đây là lễ hội mang đậm màu sắc tín ngưỡng, tâm linh. Người tham gia lễ hội sẽ dâng lễ vật chay vào tối ngày 15, cỗ chay và mặn vào ngày 16/9.

Lễ hội Nghinh Ông

Đây là lễ hội của đồng bào người Hoa sống tại Phan Thiết, là dịp tưởng nhớ đến Quan Thánh Đế quân (Quan công). Lễ hội Nghinh Ông thể hiện mong ước về sự bình an, hạnh phúc và cuộc sống đủ đầy, ấm no. Đây là lễ hội được đánh giá còn lưu giữ được hầu hết những giá trị văn hóa cổ truyền sau gần 200 năm.

7 lễ hội đặc trưng trong văn hóa của người dân Bình Thuận

Trong lễ hội, có 4 bang hội người Hoa tham gia diễu hành: Phúc Kiến, Quảng Châu, Hải Nam, Triều Châu; họ hóa trang với trang phục truyền thống, thành các nhân vật như Quan Công, Trương Phi, Bát Tiên, Tiên Nữ, Tôn Ngộ Không, Quan Thế m bồ Tát…

Lễ hội Cầu ngư

Cầu ngư là lễ hội gắn liền với tín ngưỡng và cuộc sống của cư dân ven biển. Tại Bình Thuận, lễ hội có ở hầu hết các dinh vạn thờ cá Ông (cá Voi), tái hiện lại phong tục truyền thống cúng cá Ông một cách sinh động, dựa trên những truyền thuyết trong dân gian.

Lễ hội Cầu Ngư ở thành phố Phan Thiết thường diễn ra vào ngày 20/6 m lịch hàng năm. Mỗi dịp lễ hội, bà con tổ chức các nghi thức cúng tế trang trọng và phần hội với chèo Bả Trạo, hát Bội đan xen.

Lễ hội Trung thu

7 lễ hội đặc trưng trong văn hóa của người dân Bình Thuận
Trung thu là dịp lễ hội lớn trên cả nước, diễn ra vào đêm 14/8 m lịch. Tại Phan Thiết, lễ hội này cũng được đầu tư và thu hút rất đông người dân quan tâm, tổ chức với quy mô khá hoành tráng. Đêm hội Trung thu không chỉ thể hiện nét đặc sắc, cái đẹp lung linh huyền ảo, mà còn mang ý nghĩa về mặt xã hội – nhân văn – kinh tế. Lễ hội Trung thu tại thành phố Phan Thiết đã được sắc kỷ lịch Guiness Việt Nam công nhận là lễ hội Trung thu lớn nhất trong nước.

Lễ hội đua thuyền

Hàng năm, vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán, trên sông Cà Ty sẽ diễn ra lễ hội đua thuyền. Đây là một trong những lễ hội, hoạt động thể thao có truyền thống lâu đời tại Phan Thiết. Trong không khí tưng bừng đầu xuân, hàng vạn người dân tập trung hai bên bờ sông để xem và cổ vũ cho những đội thuyền từ khắp các nơi về đua tài. Lễ hội tạo không khí sôi động, phấn khởi và cổ vũ phong trào rèn luyện sức khỏe.

Lễ hội Katê

Lễ hội Katê được tổ chức vào ngày 1/7 Chăm lịch hằng năm (từ 25/9 đến 5/10 dương lịch) tại các đền, tháp, về sau được chuyển về tại các gia đình ở Phan Thiết. Đây là lễ hội tưởng nhớ các anh hùng, thần linh, tổ tiên, các vị vua có công với nước, với dân đã được thần thánh hóa như: Pôklông Garai, Pôrômê.

7 lễ hội đặc trưng trong văn hóa của người dân Bình Thuận

Lễ hội bắt đầu vào buổi tối trước ngày chính hội với nghi lễ trình y phục. Trưa ngày chính hội là lễ dâng cúng và lễ rước thần, tắm tượng, mặc áo, đội mũ cho tượng… Nghi lễ kết thúc khi trời sắp tối, mọi người hưởng lộc và tham gia trò chơi vui như ngâm thơ, múa hát…

Lễ hội Cầu yên

Đây là lễ hội truyền thống của người Chăm ở Phan Thiết, diễn ra vào đầu tháng Giêng Chăm lịch, kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm.

Lễ hội này được tổ chức nhằm mục đích tống tiễn những điều xấu, không may của năm cũ, chào đón sự may mắn, mới mẻ đến. Nghi lễ được tiến hành vào lúc chạng vạng tối, có các tiết mục múa, hát của người dân tộc Chăm và trò chơi thả thuyền.

7 lễ hội đặc trưng trong văn hóa Bình Thuận tái hiện lại một phần cuộc sống, niềm tin tín ngưỡng của người dân, thể hiện nét đặc sắc riêng trong đời sống văn hóa, tinh thần của họ.

Xem thêm:

27 Responses to "7 lễ hội đặc trưng trong văn hóa của người dân Bình Thuận"

Comments are closed.