Bớt sắc tố: Tất tần tật điều nên biết

Bớt sắc tố: Tất tần tật điều nên biết

Bớt sắc tố hay còn gọi là chàm bớt, là một bệnh da liễu phổ biến ở người châu Á (tỷ lệ nữ bị cao hơn nam). Bài viết dưới đây là tất tần tật các thông tin về loại bớt này. Hãy tìm hiểu ngay nhé!

NỘI DUNG CHÍNH

Bớt sắc tố là gì?

Bớt là một vết màu xuất hiện trên hoặc dưới da của con người, được gây ra bởi các tế bào sản xuất sắc tố quá mức hoặc do mạch máu phát triển không bình thường.

Sắc tố là yếu tố tạo nên màu của da, tóc, màng nhầy và võng mạc. Sắc tố chịu sự chi phối, tác động của melanin. Trong khi đó melanin lại chịu sự tác động của các yếu tố khác như ánh nắng mặt trời, nội tiết tố thay đổi, lão hóa… Khi melanin thay đổi thì sắc tố cũng sẽ thay đổi theo tương ứng – có thể tăng, giảm hoặc mất sắc tố.

Khi melanin tăng khiến sắc tố tăng cao thì sẽ sinh ra bớt sắc tố.

Như vậy, bớt sắc tố là những tổn thương làm thay đổi màu sắc trên da do melanin tăng cao dẫn đến sự tăng sinh quá mức của các tế bào sắc tố, gây ảnh hưởng đến lớp trung bì của da.

Bớt sắc tố 1

Bớt sắc tố hay còn được gọi là bớt bẩm sinh hoặc chàm bẩm sinh. Vì căn bệnh này đa phần là bẩm sinh, ngay khi sinh ra đã có. Ngoài ra, một số người xuất hiện sau khi trưởng thành. Bớt thường sẽ tự hết theo thời gian, nhưng nhiều trường hợp sẽ gắn bó cả đời với người bệnh.

Ngoài tên gọi bớt sắc tố, dân gian còn gọi bớt sắc tố là vết chàm (màu xanh lơ), vết đen hay vết chó vá… Cách gọi này dựa vào màu sắc hoặc đặc điểm của vết bớt chàm.

Đặc điểm của vết chàm bớt

  • Về kích thước: Có thể là các đám nhỏ như đầu đinh hoặc hạt ngô, nhưng cũng có thể là một đám lớn như bàn tay.
  • Về vị trí: Thường xuất hiện ở một bên mặt, quanh mắt, có đôi khi xuất hiện ở cả hai bên mặt. Ngoài ra, ở một số người chàm bớt còn xuất hiện ở nhiều vị trí khác như vai, ngực, cổ, lưng…
  • Về hình ảnh: Đó là các dát phẳng hoặc gờ cao trên mặt da, có màu đen, xanh hoặc tối màu. Một số bớt có thể có lông mọc.

Bớt sắc tố 2

  • Về màu sắc: Bớt sắc tố ở mỗi người là khác nhau, có thể màu nâu, màu đen hoặc xanh đen. Màu sắc của bớt có thể thay đổi tùy vào tình trạng cơ thể (như mệt mỏi, kinh nguyệt…) hoặc môi trường (như nắng nóng, lạnh…).
  • Về triệu chứng: Đa số người bệnh chàm bớt không xuất hiện các triệu chứng khác thường. Một số ít cảm thấy ngứa ngáy hoặc khó chịu.

Nguyên nhân gây ra bớt sắc tố

Việc tìm hiểu nguyên nhân rất quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra chàm bớt một cách rõ ràng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Nguyên nhân gây ra chàm bớt nói chung

Một số người khi sinh ra không có bớt nhưng khi lớn lên lại xuất hiện các vết chàm bớt. Nguyên nhân được cho là:

– Do cơ địa mỗi người:

  • Có tính chất di truyền: Nếu như ông, bà, bố, mẹ… có người bị chàm thì nguy cơ con cái mắc bệnh rất cao;
  • Do rối loạn: Rối loạn hoạt động của cơ thể hoặc rối loạn nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây chàm bớt;
  • Do một số bệnh gây nên: Một số căn bệnh như viêm xoang mũi, viêm đại tràng, hen suyễn, viêm tai… có thể gây ra chàm bớt.

– Do khách quan:

  • Tiếp xúc nhiều với hóa chất: như thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, xi măng…;
  • Dị ứng với đồ dùng hàng ngày: như quần áo, chăn màn, mực in, mỹ phẩm…;
  • Dị ứng đồ ăn hoặc ăn phải thức ăn lạ.

Bớt sắc tố 3

– Do sức đề kháng yếu:

Sức đề kháng yếu không chỉ là một trong những nguyên nhân gây chàm bớt mà còn là yếu tố khiến bệnh nhanh chóng lây lan trên diện rộng.

– Do chế độ ăn uống không hợp lý:

Chế độ ăn thiếu vitamin hoặc ăn nhiều thức ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều đạm (có trong tôm, cua, bò, gà…) cũng là một trong các nguyên nhân gây chàm bớt.

Nguyên nhân gây ra bớt bẩm sinh

Bớt bẩm sinh tức là sinh ra đã có. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do những biến đổi, rối loạn tại chỗ của các tế bào sắc tố da. Cụ thể, đó là sự tăng sinh quá mức của các tế bào sắc tố, chúng xâm lấn sâu xuống trung bì và gây ra tình trạng bớt.

Các loại bớt sắc tố thường gặp nhất

Không phải mọi sự tổn thương sắc tố đều được gọi là bớt sắc tố. Ví dụ như nám da, tàn nhang, đồi mồi… cũng là những tổn thương sắc tố nhưng không được xem là bớt sắc tố. Bớt sắc tố có nhiều loại và có cách nhận biết nhất định. Muốn biết mình có bị bớt sắc tố hay không và bị bớt sắc tố loại nào thì hãy dựa vào đặc điểm của các loại bớt sắc tố sau đây để nhận biết.

Bớt sắc tố 4

Bớt Ota

Bớt Ota hay còn gọi là Ota venus, là các chấm màu xanh hoặc xanh nâu xuất hiện ở vùng mặt (thường xuất hiện theo nhánh dây thần kinh số III). Theo thống kê, tỷ lệ nữ mắc bớt Ota cao gấp 5 lần so với nam giới.

Bớt Ota thường xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng cũng có nhiều trường hợp xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành. Bớt thường bị một bên mặt và tạo thành những mảng lớn (kích thước to nhỏ khác nhau, hình dạng đa dạng).

Các vết bớt này thường gắn bó cả đời với người bệnh, ít trường hợp có thể tự mờ đi hoặc chữa trị khỏi.

Bớt Ito

Về màu sắc, bớt Ito giống với bớt Ota, nhưng về vị trí, bớt Ito không xuất hiện trên mặt mà thường bị ở hai bên bả vai, lưng hoặc thân.

Đây cũng là vết bớt sẽ gắn bó gần như cả đời với người bệnh, rất khó để có thể chữa trị hoặc tự hết.

Bớt đen

Là các vết bớt có màu đen, có thể có lông hoặc không có lông. Bớt xuất hiện ở mọi quốc gia, lứa tuổi và giới tính. Bớt có hình tròn hoặc oval, khi xuất hiện có thể đơn độc hoặc thành từng mảng.

Bớt đen có thể được chữa trị bằng phẫu thuật hoặc laser, tuy nhiên phương pháp nào cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Người bệnh nên thăm khám tại các phòng khám da liễu để tìm ra hướng điều trị tốt nhất.

Bớt Hori (nám chân đinh)

Bớt Hori là những đốm nâu riêng biệt xuất hiện ở hai gò má, sống mũi, cánh mũi hoặc thái dương. Ở một số người bớt có thể xuất hiện vài chấm nhưng ở vài người khác thì bớt có thể là nhiều chấm màu nâu đậm.

Nữ giới tuổi thanh niên hoặc phụ nữ sau sinh là các đối tượng dễ bị bớt Hori nhất. Tổn thương melanin lắng đọng sâu dưới lớp trung bì chính là nguyên nhân gây ra loại bớt này.

Do tổn thương sâu dưới lớp trung bì nên việc điều trị bớt Hori gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên nhiều trường hợp có thể chữa trị khỏi bằng laser.

Bớt Becker

Đặc điểm của bớt Becker: có màu nâu sẫm, trên vùng bớt có tăng sinh lông. Bớt thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi 20 – 30 tuổi. Vị trí bị bớt thường là vai, lưng, bụng.

Khác với các loại bớt sắc tố khác thì bớt Becker thường xuất hiện ở nam giới. Tỷ lệ nam bị cao gấp 6 lần so với nữ.

Loại bớt này cũng không dễ điều trị. Cách điều trị thông thường là sẽ triệt lông vùng bớt trước sau đó điều trị bằng laser. Tuy nhiên tỷ lệ chữa khỏi rất thấp, trong khi tỷ lệ tái phát rất cao.

Dát cafe sữa

Đây là loại bớt có màu nâu nhạt (giống màu cafe sữa nên được gọi là bớt cafe sữa). Bớt có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Người bị u xơ thần kinh hoặc hội chứng marfan thường bị loại bớt này.

Loại bớt này được đánh giá dễ điều trị, đáp ứng khá tốt với laser. Tuy nhiên khó điều trị dứt điểm, tỷ lệ tái phát cao.

Bớt Spilus

Dát cafe sữa và bớt Spilus là những tổn thương da nằm ở lớp thượng bì. Bớt Spilus có màu xanh đen hoặc nâu đen. Vị trí xuất hiện bớt thường là thân hoặc chân.

So với dát cafe sữa, bớt Spilus khó điều trị hơn do các tổn thương này có độ màu đậm nhạt khác nhau.

Bớt rượu vang

Sở dĩ có tên gọi bớt rượu vang vì loại bớt này có màu đỏ như màu của rượu vang đỏ. Ngoài ra, một số trường hợp khác còn có màu tím. Bớt thường gặp ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở mặt, cổ tay…

Đây là bớt bẩm sinh và có thể điều trị tốt bằng laser màu.

Bớt dạng u máu

Bớt dạng u máu là một dạng bớt phổ biến ở các trẻ sơ sinh. Bớt có màu đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh. Bớt thường xuất hiện ở vùng mặt, đầu, cổ, mông, đùi và một số trường hợp là bớt đỏ sau gáy trẻ sơ sinh.

Ở cấp độ nhẹ, bớt chỉ là một dạng phẳng không đáng lo ngại. Nhưng ở cấp độ nặng hơn, bớt trồi lên như những khối u hoặc thậm chí có trường hợp vỡ ra và lở loét.

Thường thì bớt dạng u máu sẽ tự hết theo thời gian, nhưng nếu có các bất thường như lớn hơn, sậm màu, vỡ… thì cần đưa trẻ đi khám để được điều trị.

Bớt xanh Mông Cổ

Bớt xanh Mông Cổ là những đốm xanh hoặc xanh xám xuất hiện trên da của em bé ngay hoặc sau khi sinh. Bớt thường xuất hiện ở mông hoặc lưng dưới, một số ít bị ở cánh tay hoặc thân (ít gặp ở mặt).

Đây là bớt lành tính, hầu hết sẽ tự hết trong quá trình phát triển của bé.

Bớt sắc tố 5

Bớt cá hồi

Đây cũng là loại bớt xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Bớt có màu hồng cam (giống màu của cá hồi) hoặc màu đỏ. Bớt thường xuất hiện trên mặt của bé, một số ít trường hợp xuất hiện ở gáy, chân tóc, cổ…

Đa số trường hợp bớt cá hồi là lành tính và sẽ tự hết. Tuy nhiên một số ít trường hợp có các triệu chứng bất thường như màu đậm hơn theo thời gian, vết bớt to hơn… thì cần được đi khám để bác sĩ chẩn đoán và tìm ra hướng điều trị.

Bị bớt sắc tố có sao không?

Các vết bớt đa số là vô hại, không gây đau đớn hay khó chịu nhưng thường gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý cho người bệnh (nhất khi là bị bớt bẩm sinh trên mặt). Tuy nhiên có một số trường hợp bớt là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe mà người bệnh đang gặp phải.

Các trường hợp vô hại, sẽ tự hết trong quá trình trưởng thành:

  • Các bớt màu đen, tím, xanh lơ, nâu… có thể kèm theo tăng lông;
  • Bớt Mông Cổ ở em bé;
  • Bớt tạo thành từ các mạch máu có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt, thường xuất hiện trong quá trình phát triển của bào thai hoặc sau khi sinh.

Các trường hợp cần lưu ý:

  • Các vết bớt tạo thành các mạch máu, khi tiểu động mạch giãn nở ở mức cao hơn sẽ thành búi, chùm hoặc gồ ghề trên bề mặt da. Nếu bị trầy xước sẽ gây chảy máu âm ỉ hoặc ồ ạt, khả năng nhiễm khuẩn cao và gây nguy hiểm;
  • Bớt cafe sữa thông thường vô hại nhưng nếu xuất hiện trên 4 vết/cơ thể thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng u xơ thần kinh. Khối u này nếu chèn ép mô thần kinh hoặc mô khác thì sẽ gây nguy hiểm;
  • Một số ít trường hợp bị bớt rượu vang là dấu hiệu của những căn bệnh sau: tăng nhãn áp (nếu bớt ở vùng da quanh mắt), não bất thường (nếu bớt ở mặt), gai đôi cột sống (nếu bớt ở vùng da giữa cột sống) và hội chứng Klippel-Trenaunay (nếu bớt ở 1 chân kèm to chân cùng bên và giãn tĩnh mạch sâu).

Tóm lại:

Khi nghi ngờ mình bị bớt sắc tố, người bệnh nên đi khám tại các phòng khám chuyên về da liễu để được bác sĩ thăm khám và kết luận về tình trạng đang gặp phải. Không phải loại bớt nào cũng nguy hiểm và cần điều trị. Hầu hết các bớt đều lành tính và một số ít có xu hướng mờ dần theo thời gian. Nếu bớt lành tính ở những vị trí không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì không cần can thiệp, điều trị. Chỉ xóa bớt bẩm sinh khi nó gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc bác sĩ chỉ định vì lo ngại về các biến chứng sau này.

Tùy vào từng trường hợp, độ tuổi, loại bớt, vị trí và kích thước của bớt… mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị bớt sắc tố phù hợp. Cũng tùy vào từng trường hợp mà hiệu quả chữa bệnh giữa mỗi người là không giống nhau.

Người bị bớt sắc tố lưu ý: Tuyệt đối không được tự ý bôi đắp thuốc hay tẩy vết bớt vì có thể gây bỏng da, nhiễm khuẩn; đồng thời không cạo lông trên bớt vì càng cạo lông càng mọc nhanh và cứng hơn.

Xem thêm:

52 Responses to "Bớt sắc tố: Tất tần tật điều nên biết"

  1. Aw, this was a really nice post. In thought I want to put in writing like this additionally ?taking time and actual effort to make an excellent article?but what can I say?I procrastinate alot and in no way seem to get something done.

  2. The subsequent time I learn a weblog, I hope that it doesnt disappoint me as much as this one. I mean, I know it was my choice to learn, but I truly thought youd have one thing interesting to say. All I hear is a bunch of whining about something that you may fix if you werent too busy searching for attention.

  3. I抎 must test with you here. Which is not something I normally do! I get pleasure from studying a put up that will make people think. Additionally, thanks for permitting me to comment!

  4. This is the correct blog for anybody who wants to search out out about this topic. You notice a lot its virtually laborious to argue with you (not that I truly would want匟aHa). You undoubtedly put a brand new spin on a topic thats been written about for years. Great stuff, simply nice!

  5. After I initially commented I clicked the -Notify me when new comments are added- checkbox and now each time a comment is added I get four emails with the identical comment. Is there any manner you may take away me from that service? Thanks!

  6. Youre so cool! I dont suppose Ive learn anything like this before. So nice to seek out someone with some original ideas on this subject. realy thank you for beginning this up. this web site is something that is wanted on the internet, someone with a little originality. helpful job for bringing something new to the web!

  7. I discovered your weblog website on google and verify just a few of your early posts. Continue to keep up the superb operate. I just additional up your RSS feed to my MSN Information Reader. Looking for ahead to reading extra from you afterward!?

  8. When I originally commented I clicked the -Notify me when new feedback are added- checkbox and now each time a remark is added I get 4 emails with the identical comment. Is there any manner you may remove me from that service? Thanks!

  9. Nice post. I study one thing tougher on completely different blogs everyday. It’ll all the time be stimulating to learn content from different writers and apply a little one thing from their store. I抎 desire to make use of some with the content material on my weblog whether or not you don抰 mind. Natually I抣l offer you a hyperlink in your internet blog. Thanks for sharing.

  10. I’m usually to running a blog and i really appreciate your content. The article has actually peaks my interest. I am going to bookmark your site and hold checking for brand spanking new information.

Comments are closed.