Giải pháp nào cho thanh long trong mùa dịch?

Giải pháp nào cho thanh long trong mùa dịch?

Giá bán giảm mạnh, đầu ra gặp nhiều khó khăn… đâu là giải pháp để “cứu” thanh long trong mùa dịch Covid-19 tại Bình Thuận?

Bình Thuận được ví là “thủ phủ rồng xanh” bởi diện tích trồng cây thanh long lớn nhất cả nước. Theo số liệu thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có 33.750 ha trồng cây thanh long. Những địa phương có diện tích cây thanh long nhiều nhất là huyện Hàm Thuận Nam (gần 15.000 ha), Hàm Thuận Bắc (hơn 9.000 hà) và Bắc Bình (hơn 4.700 ha).

Được kỳ vọng là loại cây giúp người dân Bình Thuận thoát nghèo nhưng dịch Covid-19 đã khiến người nông dân trở nên lao đao vì rớt giá và không tìm được đầu ra. Vậy đâu là giải pháp?

NỘI DUNG CHÍNH

Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến thanh long như thế nào?

5 tháng đầu năm 2021, tình hình mua bán thanh long trên địa bàn tỉnh diễn ra bình thường. Tuy nhiên, từ đầu tháng 6 đến nay, giá thanh long bỗng nhiên giảm đột ngột, trung bình 4.500 đồng/kg. Nguyên nhân được cho là do dịch Covid-19 bùng nổ trong cả nước khiến đầu ra của thanh long gặp nhiều khó khăn.

Cũng như các mặt hàng nông sản khác, dịch Covid-19 đã tác động đến giá và sức tiêu thụ của thanh long trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, phần lớn các cơ sở thu mua thanh long tại đây đã ngừng thu mua. Đồng thời, các đơn vị thu mua xuất khẩu ở Tp. HCM cũng đã giảm đặt hàng. Người nông dân cũng như các đơn vị hợp tác xã ít hoặc không có đơn hàng, trong khi thanh long đang vào mùa chín rộ cần được tiêu thụ ngay lập tức. Người dân Bình Thuận hiện đang cần lắm một giải pháp để cứu thanh long ngay lúc này.

Giải pháp nào cho thanh long trong mùa dịch? 2

Đâu là hướng đi cho thanh long Bình Thuận?

Hy vọng lớn nhất của người dân Bình Thuận hiện tại chính là sẽ tiêu thụ thanh long thông qua hình thức xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Đối với hình thức xuất khẩu, thị trường hướng đến chính là đất nước Trung Quốc. Muốn xuất khẩu sang Trung Quốc thì phải đi qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang. Được biết hiện nay các cửa khẩu này vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên do đang kiểm soát dịch nên việc vận chuyển sẽ bị siết chặt và tốn thời gian hơn.

Đối với hình thức tiêu thụ trong nước, ông Phan Văn Tuấn – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, hiện hệ thống Big C Việt Nam, Co.op Mart, Lotte Việt Nam… đang lấy hàng trực tiếp từ doanh nghiệp, hợp tác xã của Bình Thuận. Ngoài ra, có một số đơn vị cung cấp trung gian như Tập đoàn Vingroup, Aone Việt Nam đang tiêu thụ thanh long của Bình Thuận.

Tuy nhiên với sản lượng thanh long lớn như hiện nay thì những cách trên vẫn chưa thể nào giải quyết được triệt để nỗi lo của người dân.

Trước tình trạng này, Sở Nông nghiệp đề nghị phải xây dựng các giải pháp giúp ổn định thị trường và giá cả tiêu thụ, không được để tiểu thương ép giá, không để tình trạng dư thừa và ùn ứ gây ảnh hưởng đến người nông dân. Bằng cách vận động doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh dự trữ hàng trong kho lạnh để xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa sau khi dịch bệnh được khống chế. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán hàng trên thị trường nội địa, khuyến khích doanh nghiệp liên kết với hợp tác xã để tiêu thị thanh long trong nước.

Xem thêm:

One Response to "Giải pháp nào cho thanh long trong mùa dịch?"

Comments are closed.